Kiểm định kết cấu công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái
Hiện nay, việc sử dụng lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái đã trở nên khá phổ biến trên thị trường xây dựng, vì những lợi ích của lắp đặt pin năng lượng mặt trời mang lại vô cùng tuyệt vời. Vậy kiểm định kết công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời là gì? Quy trình khảo sát công trình gồm những gì? Và quy định, nghị định nào được áp phép áp dụng? Hôm nay, hãy cùng Kiểm định xây dựng Bình Dương tìm hiểu thông qua bài viết hôm nay nhé!
Hình 1: Kiểm định kết công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời là gì?
I. Kiểm định kết cấu công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời là gì?
Kiểm định kết cấu công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời là quá trình đánh giá kết cấu, khả năng chịu lực của công trình, tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan đến việc lắp đặt và sử dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái. Đây cũng là hoạt động tiên quyết đảm bảo tính an toàn và bền vững cho công trình theo thời gian.
Việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái mang lại những lợi ích tuyệt vời cho chủ đầu tư như:
- Tiết kiệm chi phí điện năng
- Tận dụng diện tích trống, ít sử dụng
- An toàn cho người sử dụng, đặc biệt là các nhà máy, nhà xưởng
Hình ảnh: Thực hiện kiểm tra độ cứng của thép
II. Tại sao nên Kiểm định kết cấu công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái
Trong lĩnh vực xây dựng các hoạt động cải tạo sửa chữa đều cần được kiểm định kết cấu trước khi thực hiện. Đối với việc lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái cũng vậy, kiểm định công trình xây dựng là một quy trình quan trọng thiết yếu đảm bảo tính an toàn kết cấu công trình sau khi lắp đặt.
Kiểm định kết cấu công trình nhằm tính toán xác định mức độ an toàn khả năng chịu lực của công trình sau khi lắp mái pin năng lượng mặt trời, giúp chủ đầu tư giảm thiểu tình trạng dễ bị hư hỏng, sụp mái gây thiệt hại nhiều về người và của.
Hình ảnh: Thực hiện kiểm tra cường độ bê tông bằng súng bật nảy
III. Kiểm định kết cấu công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái tại Bình Dương
Hiện nay, có rất ít các công ty thực hiện kiểm định kết cấu công trình lắp đặt pin năng lượng mặt trời áp mái, vì quy trình thực hiện khá khó khăn và yêu cầu tay nghề kỹ thuật rất cao. Kiểm định xây dựng Bình Dương tự hào là một trong những đơn vị Kiểm định công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái nhà xưởng đầu tiên tại Bình Dương và miền Nam. Không chỉ hoạt động ở Bình Dương chúng tôi còn cung cấp dịch vụ ở tất cả các khu vực trên toàn quốc.
Hình ảnh: Thực hiện đo điện trở đất
IV. Quy trình khảo sát Kiểm định kết cấu công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái tại Kiểm định xây dựng Bình Dương
Bước 1: Khảo sát thu thập số liệu tại công trình
- Khảo sát đo đạc kích thước hình học các cấu kiện
- Khảo sát khe nứt, tình trạng hư hỏng của công trình.
- Kiểm tra độ biến dạng võng của hệ dầm sàn.
- Kiểm tra cường độ bê tông của cổ cột, nền, sàn.
- Kiểm tra sơ bộ móng điển hình.
- Kiểm tra độ nghiêng lệch công trình.
Hình ảnh: Thực hiện kiểm tra kích thước của thép
Bước 2: Đánh giá chất lượng của kết cấu chịu lực công trình
- Đánh giá về chất lượng vật liệu của kết cấu chịu lực chính liên quan khi tính toán khả năng chịu lực của công trình.
- Đánh giá về ổn định tổng thể công trình.
- Nhận xết về tình trạng mặt ngoài của móng, cột, sàn, dầm…
Hình ảnh: Thực hiện kiểm tra độ cứng thép
Bước 3: Kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu chính khi lắp pin năng lượng mặt trời
- Tính toán tải trọng
- Kiểm tra khả năng chịu lực của các kết cấu chính của hạng mục công trình.
Bước 4: Kết luận, kiến nghị
Tiêu chuẩn Kiểm định kết cấu công trình lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái
- Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574:2018.
- Bê tông nặng, chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình: TCVN 239:2006.
- TCVN 12252 : 2020 – Xác định cường độ bê tông – Mẫu khoan cắt
- TCVN 9381 2012: Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà.
- TCVN 13537:2022: Bê tông phương pháp siêu âm xác định khuyết tật
- TCVN 9398-2012: Công tác trắc địa trong công trình - Yêu cầu chung.
- TCVN 198 : 1997, “Nhà cao tầng -Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn khối”.
- TCVN 2737 2023: Tải trọng và tác động – tiểu chuẩn thiết kế.
Các Nghị định về Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính Phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Nghị Định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính Phủ về việc quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình.
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Thông tư số 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Thông tư số 04/2019/TT-BXD của Bộ xây dựng sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.