Mục đích kiểm định nhà xưởng là kiểm tra chất lượng hiện trạng kết cấu công trình để tính toán, đánh giá khả năng chịu lực của công trình khi tiến hành nâng tầng, sửa chữa, cải tạo và lắp đặt thêm thiết bị đặt lên sàn theo phương pháp kiểm định chất lượng xây dựng công trình và chi phí kiểm định do công ty Tư Vấn Kiểm Định Xây Dựng Bình Dương lập và được phê duyệt bởi Chủ Đầu Tư.
I. Căn cứ pháp lý
1. Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội.
2. Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo đảm công trình xây dựng.
3. Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quản lý dự án kế hoạch đầu tư xây dựng công trình.
4. Căn cứ hợp đồng ký kết giữa hai bên
5. Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, hồ sơ tải trọng đặt lên sàn, hồ sơ thiết kế nâng tầng và cải tạo do chủ đầu tư cung cấp (nếu có)
6. Căn cứ kết quả khảo sát thực tế của công ty Tư Vấn Kiểm Định Xây Dựng Bình Dương tại hiện trường, các kết quả đo đạc và thí nghiệm.
II. Các tiêu chuẩn quy phạm áp dụng
1. TCVN 2737:1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.
2. TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
3. TCVN 5574:2018: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế.
4. TCVN 3118:1993: Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén.
5. TCXDVN 239:2006: Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình.
6. TCVN 9334:2012: Bê tông nặng – Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy.
7. TCVN 9356:2012: Kết cấu bê tông cốt thép – Phương pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đường kính cốt thép trong bê tông.
8. TCVN 9381:2012: Hướng dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà.
9. Các quy phạm hiện hành có liên quan Báo cáo kiểm định nhà xưởng khi tiến hành nâng tầng, sửa chữa, cải tạo và lắp đặt thêm thiết bị lên sàn
Quy mô và đặc điểm kiến trúc, kết cấu nhà xưởng:
- Quy mô: 2 tầng + mái BTCT.
- Đặc điểm kiến trúc: Tường bao xây bằng gạch dày 100mm, 200mm, nền sơn keo epoxy
- Đặc điểm kết cấu: Kết cấu khung cột BTCT, dầm, sàn BTCT.
- Tại thời điểm kiểm định công trình không có dấu hiệu hư hỏng
Nội dung công việc được thực hiện đề cương kiểm định chất lượng công trình do Công ty Tư Vấn Kiểm Định Xây Dựng Bình Dương lập:
- Quan sát, kiểm tra hiện trạng công trình
- Kiểm tra kích thước hình học các cấu kiện chịu lực điển hình.
- Kiểm tra cường độ bê tông của công trình
- Kiểm tra số lượng và đường kính cốt thép các cấu kiện chịu lực điển hình
- Kiểm tra độ thẳng đứng của cột tại một số vị trí điển hình
- Tính toán, đánh giá khả năng chịu lực và độ an toàn của kết cấu công trình khi tiến hành nâng tầng, sửa chữa, cải tạo và lắp đặt thêm thiết bị
- Lập báo cáo kiểm định nhà xưởng khi khi tiến hành nâng tầng, sửa chữa, cải tạo và lắp đặt thêm thiết bị, kiến nghị gia cố nếu có hạng mục kết cấu chưa đảm bảo điều kiện.
- Tiến hành tính toán, thiết kế bản vẽ gia cố bổ sung cho một số hạng mục kết cấu để phù hợp với điều kiện nâng tầng, sửa chữa, cải tạo và lắp đặt thêm thiết bị.
Kết quả kiểm định sau khi thu thập dữ liệu trực tiếp tại công trình kết hợp thí nghiệm và tính toán đánh giá
Sau khi tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu công trình với kích thước hình học, cường độ bê tông, số lượng đường kính cốt thép và chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế khảo sát tại hiện trường cho nhà xưởng đưa ra kết luận kết cấu cột, dầm, sàn đảm bảo khả năng chịu lực khi nâng tầng, cải tạo, sửa chữa và lắp đặt thêm thiết bị.
Quy trình cắt dầm
Xác định vị trí cần cắt bê tông, chuẩn bị toàn bộ trang thiết bị phía dưới vị trí cần cắt hạ và khu vực cắt:
- Khoan cắt và lắp tay nâng và chính giữa khối bê tông, dùng palang xích vào 3 chân nối với tay đỡ bê tông, cần tính toán trọng lượng khối bê tông và chiều cao để chọn pa lăng phù hợp.
- Dùng máy khoan rút lõi bê tông, khoan sát vào nhau, liền kề tạo thành các rãnh xẻ xung quanh khối bê tông cần cắt.
- Khi khoan những mũi cuối cùng cần nhả chậm để palang từ từ hạ khối bê tông xuống, bố trí vật dụng để đỡ khối bê tông một cách nhẹ nhàng.
Lưu ý cáp qua vị trí đầu cột phải được cắt bỏ tránh làm ảnh hưởng kết cấu chịu lực của cột.
Quy trình cắt sàn
Nhằm hạn chế ảnh hưởng đến lực căng của cáp trong quá trình đục bỏ một phần dầm sàn, tiến hành đục cắt sàn như sau:
- Trong quá trình cắt đục phần bê tông dầm sàn phải chống cốp pha khu vực xử lí
- Đục phần vữa hoàn thiện sàn (nếu có).
- Lắp đặt hệ thép gia cường thêm cho dầm sàn (nếu có) để sàn làm việc sau khi cắt đảm bảo được khả năng chịu lực.
- Cắt bỏ thép trong phạm vi sàn cắt bỏ theo bản vẽ chỉ dẫn của thiết kế hoặc theo chỉ dẫn của Kỹ sư thiết kế tại hiện trường.
- Lắp coffa cho phần dầm sàn.
- Đổ bê-tông hoặc Sika grout cho dầm sàn.
Quy trình khoan cấy thép Hilti, Ramset
Các vị trí kết cấu cải tạo bổ sung cột, dầm, sàn, cốt thép liên kết phải được khoan cấy theo quy định, neo nối cốt thép như sau:
Bước 1: Khoan bê tông với đường kính và độ sâu theo thông số kỹ thuật đã được tính toán.
Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan, sử dụng máy thổi bụi vệ sinh lỗ khoan lần 1, dùng chổi cọ đánh vệ sinh cạnh lỗ khoan, sử dụng máy thổi bụi vệ sinh lỗ khoan lần 2.
Bước 3: Bơm keo hóa chất (Hilti hoặc Ramset), áp dụng theo quy cách và công nghệ phụ thuộc vào từng loại keo hóa chất sử dụng.
Bước 4: Cấy thép theo thông số, từ từ đưa cây thép (bulong) vào lỗ khoan đã bơm keo và xoay đều theo chiều kim đồng hồ đến khi thép chạm đáy lỗ khoan và keo điền ra ngoài miệng lỗ khoan.
Bước 5: Bảo vệ và giữ cố định cây thép trong thời gian chờ keo đông kết.